Hacinco giao lưu bóng đá với Sở xây dựng Hà Nội chào mừng Tết Bính Thân 2016        Cận cảnh Làng sinh viên giữa Thủ đô        Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ Công ty Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội        Lễ kết nạp đảng viên của chi bộ văn phòng 3        Hội nghị công đoàn công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội
XÂY DỰNG
Thái Lan đối thủ đáng gờm của cá ngừ Việt Nam (05/06/2012)

Thái Lan đang nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu cá ngừ trong năm 2012 để bù đắp cho sự suy giảm kim ngạch trong năm 2011. Điều này sẽ gây không ít khó khăn cho ngành cá ngừ của Việt Nam.

Đã có vị thế
Thái Lan là nước có ngành công nghiệp đánh cá lớn nhất châu Á và là nước xuất khẩu cá ngừ lớn nhất trên thế giới từ năm 1985 tới nay. Mặc dù giá nguyên liệu cá ngừ tăng cao, nhưng xuất khẩu cá ngừ của Thái Lan vẫn tăng trưởng khả quan trong nhiều năm qua.
Năm 2011, Thái Lan xuất khẩu 594.751 tấn cá ngừ, giảm gần 2% so với năm 2010, trị giá xuất khẩu đạt 1,9 tỷ USD. Với những con số này, Thái Lan đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường quốc tế trong xuất khẩu cá ngừ.
Trong năm 2012, nhà xuất khẩu cá ngừ lớn nhất thế giới này cũng đang phải đối diện với nhiều khó khăn như giá cá ngừ nguyên liệu tăng cao do suy giảm sản lượng từ khai thác khi những quy định khai thác và biện pháp bảo tồn đang được áp dụng ngày càng nghiêm ngặt trên thế giới.
Trong Hội nghị thương mại cá ngừ toàn cầu 2012 diễn ra từ ngày 23 – 25/5/2012 vừa qua tại Bangkok, Thái Lan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Thái Lan, ông Theera Wongsamut cho biết, ngành cá ngừ đang phải đối mặt với thách thức chi phí nguyên liệu thô ngày một cao hơn. Giá CFR cá ngừ sọc vằn nguyên liệu cũng tăng vọt từ 918 USD/tấn trong năm 2006 lên 1.800 – 2.025/tấn trong năm 2011.
 
Sẽ tăng trưởng trong năm 2012
Trong năm 2011, Thái Lan đã xuất khẩu cá ngừ sang 158 nước, đạt hơn 1,9 tỷ USD. Con số này cho thấy sự giảm sút gần 2% so với năm 2010.
Tuy nhiên, Tổng Cục trưởng Cục Nghề cá Thái Lan Wimol Jantrarotai cho rằng, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Thái Lan trong năm 2012 có thể sẽ không tiếp tục giảm mà trái lại còn tăng bật trở lại.
Ông cũng cho biết thêm, Thái Lan nhập khẩu đến 85% cá ngừ nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất nội địa. Bên cạnh sự suy giảm nguồn cung cá ngừ nguyên liệu, việc hạn chế số lượng tàu khai thác cá ngừ và vấn nạn hải tặc cũng gây thiệt hại cho triển vọng ngành cá ngừ toàn cầu, mặc dù nhu cầu vẫn tăng trên thị trường quốc tế.
Mặc dù vậy, cũng có những ý kiến trái chiều với ý kiến của Tổng Cục trưởng Wimol Jantrarotai. Theo Narin Niruttinanon, Phó Tổng giám đốc Thai Union Manufacturing, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Thái Lan năm 2012 sẽ tiếp tục suy giảm do nguồn cung cá ngừ nguyên liệu hạn chế.
 
Cá ngừ Việt Nam vượt khó
Các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đang phải cạnh tranh rất gay gắt với các sản phẩm cá ngừ từ Thái Lan tại 3 thị trường nhập khẩu chính là Mỹ, EU và Nhật Bản.
Có thể nói, ngành công nghiệp cá ngừ Thái Lan đã có vị trí vững chắc trên thị trường thế giới trong nhiều năm qua. Để có được vị trí đó, Thái Lan đã không ngừng nỗ lực trong việc tăng năng suất và cải thiện chất lượng bằng cách sử dụng công nghệ sản xuất mới, nâng cấp hạ tầng cơ sở, tăng cường kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản… trong khi đó, Việt Nam mới chỉ tập trung đầu tư phát triển ngành cá ngừ trong khoảng thời gian 2 - 3 năm trở lại đây.
Mặc dù phải cạnh tranh với đối thủ khá “nặng ký” là Thái Lan, nhưng theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang các thị trường vẫn đạt mức tăng trưởng khả quan khi đạt hơn 175 triệu USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong giai đoạn này, giá trị xuất khẩu sang các thị trường chính như Nhật Bản, EU… đều đạt mức tăng trưởng khá, tăng tương ứng lần lượt là 58,4 %, 29,3%… riêng Mỹ có dấu hiệu giảm nhẹ 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý là là thị trường Tunisia có mức tăng trưởng mạnh nhất, 400,1%. Đây là thị trường nhập khẩu mới nổi trong thời gian gần đây và đã xuất hiện trong danh sách 10 thị trường đứng đầu về giá trị nhập khẩu cá ngừ Việt Nam.
Để giảm bớt khó khăn, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam cũng có thể chuyển hướng sang nhiều thị trường tiềm năng mới ở khu vực Trung Đông khi thị trường này đang “phát ra” những tín hiệu tích cực, đặc biệt là 3 nước nhập khẩu nhiều nhất là Israel, Sudan và Libăng…
Sao Mai
CÁC TIN KHÁC
   GALLERY
   HỎI ĐÁP
19/01/2013 - Tran dinh khoa
19/01/2013 -
19/01/2013 - Hải Yến
19/01/2013 - nguyễn hữu việt
19/01/2013 - Vũ Quang Dũng
   LIÊN KẾT WEBSITE
 
CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 2 HÀ NỘI
Trụ sở chính: Số 324 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
Văn phòng giao dịch: Nhà điều hành Làng sinh viên Hacinco, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: (84-24)35584167 - (84-24)35584168 -(84-24)35572123   Fax: (84-24)35584201   Email: Hacinco@fpt.vn     Website: hacinco.com.vn, hacinco.vn
     Truy cập:   Online: