Hacinco giao lưu bóng đá với Sở xây dựng Hà Nội chào mừng Tết Bính Thân 2016        Cận cảnh Làng sinh viên giữa Thủ đô        Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ Công ty Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội        Lễ kết nạp đảng viên của chi bộ văn phòng 3        Hội nghị công đoàn công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội
BĐS
Tín dụng bất động sản năm 2021: Tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ (24/02/2021)

Trong bối cảnh hiện nay, tuy tín dụng bất động sản vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng theo các chuyên gia phân tích kinh tế - tài chính, năm 2021, tín dụng bất động sản vẫn cần tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ hơn để tránh rủi ro nợ xấu có thể tái tăng...

 

tin dung bat dong san nam 2021 tiep tuc duoc kiem soat chat che Theo các chuyên gia, cần thận trọng trong việc đẩy vốn cho vay ở lĩnh vực bất động sản để hạn chế rủi ro nợ xấu gia tăng (Nguồn: Internet).

Mặc khó khăn, tín dụng bất động sản vẫn tăng trưởng

Năm 2020 đánh dấu nhiều khó khăn với kinh tế thế giới và Việt Nam do chịu tác động nghiêm trọng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, dự báo kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2021 đều rất lạc quan bất chấp tình hình dịch bệnh còn tiếp tục diễn biến khó lường. Tăng trưởng kinh tế thế giới có thể lên tới 4% sau khi đã sụt giảm 4,3% năm 2020 còn Việt Nam thậm chí tăng trưởng từ 6 - 8% trong năm 2021…

Theo Bộ Xây dựng, tín dụng ngân hàng cho vay bất động sản theo thống kê vẫn tăng trong quý IV/2020 cho thấy thị trường vẫn tăng trưởng, không có sự dịch chuyển các dòng vốn đầu tư đột biến khác. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản đề xuất lùi lộ trình áp dụng tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được cho vay trung dài hạn được quy định tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 22/2019/TT-NHNN về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Do đó, từ đầu năm 2020 đến hết 30/9/2020, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn giảm từ 45% trước đó xuống mức 40%. Thực tế, quy định mới về việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, nhu cầu tín dụng nói chung suy giảm do dịch Covid-19, nhưng tín dụng bất động sản vẫn giữ được sự tăng trưởng.

Qua khảo sát một số ngân hàng thì thấy, hiện nay nhiều ngân hàng cũng bắt đầu hạ lãi suất cho vay mua nhà. Tại Ngân hàng VPBank (từ 5,9%/năm trong 3 tháng đầu tiên, 7,9%/năm trong 6 tháng hoặc 8,9%/năm trong 12 tháng đầu tiên); Ngân hàng BIDV (từ 7,6%/năm trong 12 tháng đầu tiên hoặc 9,2%/năm trong 36 tháng đầu tiên); Ngân hàng Vietcombank (từ 6,79%/năm, cố định trong 6 hoặc 12 tháng đầu); Thậm chí, mức lãi suất cho vay mua nhà tại Ngân hàng OCB còn xuống dưới 5%/năm (mức lãi vay mua nhà dự án 4,99%/năm được Ngân hàng OCB áp dụng trong 3 tháng đầu với khách hàng có khoản vay từ 48 tháng trở lên; những trường hợp khác được vay lãi suất 7,99%/năm trong 6 tháng đầu).

Nhìn chung, so với thời điểm cuối 2019, lãi suất cho vay mua nhà cố định năm đầu tiên đã thấp hơn và theo các chuyên gia ngân hàng thì thời điểm hiện nay đang có xu hướng giảm về vùng thấp nhất 10 năm trở lại đây.

Cần thiết kiểm soát tín dụng bất động sản

Đề cập đến kiểm soát tín dụng cho vay bất động sản trong năm 2020 và năm 2021, đại diện Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước cho biết, ngay từ đầu năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản. Tại Chỉ thị số 01, 02 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm ngành Ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng nâng cao chất lượng tín dụng; yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như chứng khoán, bất động sản...

Riêng đối với bất động sản, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạn chế và kiểm soát chặt chẽ mức độ tập trung tín dụng vào lĩnh vực bất động sản; đặc biệt là đầu tư, kinh doanh bất động sản, các dự án có quy mô lớn, phân khúc cao cấp, biệt thự, nghỉ dưỡng. Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu tổ chức tín dụng không thực hiện cấp tín dụng đối với các nhu cầu vay vốn để đầu cơ hoặc triển khai thực hiện các dự án tiềm ẩn rủi ro cao. Các ngân hàng tập trung nguồn vốn tín dụng đầu tư vào các dự án có hiệu quả cao, dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở thương mại đáp ứng nhu cầu người dân...

Có thể thấy, kinh doanh bất động sản là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được Chính phủ chỉ đạo cần kiểm soát chặt chẽ. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều văn bản cảnh báo các ngân hàng thương mại rà soát, tăng cường kiểm tra đối với hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp với mục đích liên quan đến kinh doanh bất động sản. Trong quá trình thực hiện, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Đồng quan điểm trên, TS. Trần Du Lịch - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia cũng cho rằng, để tránh thực trạng tín dụng bất động sản tăng cao như thời kỳ 2008 - 2009 để lại bài học nợ xấu mà ngành Ngân hàng vẫn đang xử lý thì việc kiểm soát chặt tín dụng bất động sản là cần thiết.

Theo đó, tín dụng ngân hàng nên hướng vào nhu cầu thực là người vay mua nhà, thay vì tín dụng bất động sản đầu tư, kinh doanh hay đẩy mạnh vốn cho chủ đầu tư dự án; thận trọng trong việc đẩy vốn cho vay ở lĩnh vực bất động sản để hạn chế rủi ro nợ xấu gia tăng, nhất là trước bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay…

Theo Baoxaydung.com.vn -t

CÁC TIN KHÁC
   GALLERY
   HỎI ĐÁP
19/01/2013 - Tran dinh khoa
19/01/2013 -
19/01/2013 - Hải Yến
19/01/2013 - nguyễn hữu việt
19/01/2013 - Vũ Quang Dũng
   LIÊN KẾT WEBSITE
 
CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 2 HÀ NỘI
Trụ sở chính: Số 324 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
Văn phòng giao dịch: Nhà điều hành Làng sinh viên Hacinco, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: (84-24)35584167 - (84-24)35584168 -(84-24)35572123   Fax: (84-24)35584201   Email: Hacinco@fpt.vn     Website: hacinco.com.vn, hacinco.vn
     Truy cập:   Online: