Hacinco giao lưu bóng đá với Sở xây dựng Hà Nội chào mừng Tết Bính Thân 2016        Cận cảnh Làng sinh viên giữa Thủ đô        Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ Công ty Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội        Lễ kết nạp đảng viên của chi bộ văn phòng 3        Hội nghị công đoàn công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội
KINH TẾ, XÃ HỘI
Hà Nội và Bộ Giao thông sẽ ‘giải cứu’ ùn tắc tại nút giao Pháp Vân (13/09/2017)

Bộ Giao thông Vận tải và Hà Nội sẽ có thống nhất đề nghị Chính phủ cho phép sử dụng nguồn vốn dư của dự án BOT cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ để giải quyết ùn tắc giao thông ở nút giao Pháp Vân.


Nút giao thông Pháp Vân, cửa ngõ phía Nam của Thủ đô. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Tại buổi làm việc giữa Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Bộ Giao thông Vận tải vào chiều 12/9 vừa qua, theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố đã thực hiện đầu tư đối với hàng loạt các dự án giao thông quan trọng để giảm ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông.

Thời gian tới, các dự án mà thành phố cần đầu tư đó là hầm chui Lê Văn Lương–vành đai 3, cầu Mễ Sở (vành đai 4), hoàn thiện nút giao Pháp Vân–Cầu Giẽ đối với đường vành đai 3.

Trong trường hợp Bộ Giao thông Vận tải chưa cân đối, bố trí vốn thực hiện các dự án này, Hà Nội đề nghị thống nhất giao lại cho thành phố thực hiện kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP (hợp tác công –tư).

Trả lời về dự án hầm chui Lê Văn Lương, cầu Mễ Sở, ông Nguyễn Duy Lâm, Vụ trưởng Vụ kế hoạch Đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, hầm chui Lê Văn Lương trước đây sử dụng vốn ODA nhưng hiệu lực hết hạn nên không thể tiếp tục đầu tư. Bộ có văn bản gửi thành phố đầu tư nút giao này từ nguồn vốn thành phố.

“Cầu Mễ Sở đã được Bộ nghiên cứu đầu tư theo hình thức BOT với kinh phí 4.500 tỷ đồng. Đến nay, nhà đầu tư không thực hiện nên chưa xác định đầu tư công trình,” ông Lâm khẳng định.

Liên quan đến nút giao Pháp Vân, theo ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hết năm nay, khi tuyến cao tốc Pháp Vân làm xong, chắc chắn nút giao Pháp Vân sẽ ùn tắc tại khu vực này.

Do đó, Tổng cục Đường bộ đề nghị ghép đoạn đầu tư đường cao tốc nối với đường vành đai 2,5 và đường 70 với kinh phí khoảng 400-500 tỷ đồng nên gắn sử dụng vốn dư của dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân-Cầu Giẽ theo hình thức BOT giai đoạn 1 để chỉnh trang nút giao cũng như mở rộng đường ngang đi xuống đồng thời cho nhà đầu tư thu hồi vốn bằng cách cho kéo dài thời gian thu phí tuyến cao tốc này.

Khẳng định nút giao Pháp Vân này không thể chậm được mà phải đầu tư song hành cùng tuyến cao tốc, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa cho biết, Bộ và Hà Nội sẽ có thống nhất đề nghị Chính phủ cho phép sử dụng nguồn vốn dư của dự án BOT cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ để đầu tư nút giao này nhằm giải tỏa ùn tắc giao thông.

Trước đó, Tổng cục Đường bộ đã có đề xuất hai nhóm giải pháp cải tạo, giảm ùn tắc khu vực nút giao Pháp Vân, vị trí cửa ngõ thủ đô.

Đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ được nâng cấp, mở rộng đã hoàn thành giai đoạn 1, hiện đang thi công giai đoạn 2 thành 6 làn xe cơ giới, dự kiến đầu năm 2018 đưa vào khai thác. Đây là nút giao kết nối tuyến cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ với đường vành đai 3, bến xe nước Ngầm và Giáp Bát, lưu lượng xe thông qua nút giao Pháp Vân để đi ra, vào thành phố là rất lớn nên thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, đặc biệt vào các giờ cao điểm, cũng như vào các dịp lễ, Tết.

Cụ thể, bổ sung nhánh rẽ từ đường nhánh của nút giao Trumpet kết nối với nhánh nối từ hướng cầu Thanh Trì-Quốc lộ 1 (giao đường Giải phóng); bổ sung đường nhánh quay đầu dưới gầm cầu cạn, để giảm luồng phương tiện rẽ trái trực tiếp tại vị trí nút giao giữa đường Pháp Vân-Cầu Giẽ với đường vành đai 3 về trung tâm thành phố; bổ sung làn rẽ phải vào đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ, để giảm ùn tắc tại vị trí lối vào đường cao tốc của nút giao vành đai 3 đi thấp.

Bên cạnh đó, Tổng cục cũng đưa ra phương án cải tạo vị trí điểm kết nối từ đường Vành đai 3 đi thấp vào đường Quốc lộ 1, để thuận lợi cho làn rẽ phải vào trung tâm Thành phố; cải tạo nhánh rẽ phải từ đầu đường Trần Thủ Độ (đi dưới nhánh cầu dẫn từ đường trên cao xuống) nhập cùng lối vào của nhánh Ramp để vào đường cao tốc.

Với giải pháp này, theo phân tích và đánh giá của lãnh đạo Tổng cục Đường bộ, sau khi cải tạo sẽ cải thiện được đáng kể tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ tại các vị trí của khu vực nút giao Pháp Vân và tạo nên mỹ quan đô thị của cửa ngõ thủ đô. Kinh phí đầu tư dự kiến 423,1 tỷ đồng (trong đó giải phóng mặt bằng khoảng 255,5 tỷ đồng). Nguồn vốn thực hiện, xem xét sử dụng vốn dư của dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân-Cầu Giẽ theo hình thức BOT.

Theo Vietnam+

CÁC TIN KHÁC
   GALLERY
   HỎI ĐÁP
19/01/2013 - Tran dinh khoa
19/01/2013 -
19/01/2013 - Hải Yến
19/01/2013 - nguyễn hữu việt
19/01/2013 - Vũ Quang Dũng
   LIÊN KẾT WEBSITE
 
CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 2 HÀ NỘI
Trụ sở chính: Số 324 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
Văn phòng giao dịch: Nhà điều hành Làng sinh viên Hacinco, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: (84-24)35584167 - (84-24)35584168 -(84-24)35572123   Fax: (84-24)35584201   Email: Hacinco@fpt.vn     Website: hacinco.com.vn, hacinco.vn
     Truy cập:   Online: